Các chuyên gia cho rằng, thành phần chính của gạo carbohydrate. Đây là loại dinh dưỡng calo vừa tiết kiệm, vừa có thể chuyển hóa trực tiếp. Từ góc độ cấu trúc vật lý của cơ thể con người, 99% cơ thể con người và các cơ quan của nó được cấu tạo từ nước, và carbohydrate là “nguyên liệu thô cơ bản” chính mà cơ thể chúng ta cần.
Trong một chế độ ăn uống hợp lý, 50% đến 60% tổng năng lượng một người cần trong một ngày đến từ carbohydrate. Theo các chuyên giản, với thể trạng của người dân châu Á, một người trưởng thành nên ăn tối đa 3 bát cơm mỗi ngày. Nếu hoạt động nhiều hơn thì có thể ăn nhiều hơn. Song song với đó, bạn nên tăng cường vận động để đốt cháy lượng calo dư thừa, trách tình trạng tăng cân, béo phì.

Ảnh minh họa
Bên cạnh đó, cá nhân mỗi người cũng cần ăn kết hợp cơm với các loại thực phẩm giàu dưỡng chất khác để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, giúp cơ thể phát triển cân bằng và sức khỏe được đảm bảo.
Trong trường hợp bạn muốn giảm cân hay duy trì cân nặng, hãy sử dụng cơm từ gạo lức, đồng thời ăn nhiều rau xanh và kết hợp các hoạt động thể chất.
Ăn quá nhiều hoặc quá ít cơm có ảnh hưởng đến sức khỏe không?
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc ăn quá ít hoặc không ăn cơm có thể gây thiếu hụt dinh dưỡng. Thói quen này sẽ khiến cơ thể bị thiếu nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu như: Vitamin B1, B2, B12, B6, niacin, biotin, pantothenic axit… dẫn tới việc cạn kiệt năng lượng, làm nh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
Không ăn cơm cũng làm suy giảm chức năng não bộ, ảnh hưởng đến khả năng hoạt động, tư duy của não và cả sức khỏe tinh thần của con người. Chưa hết, khi một người loại bỏ cơm khỏi chế độ ăn để thay bằng lượng thịt cá lớn có thể gây quá tải cho hệ tiêu hóa, làm phát sinh các bệnh lý về đường ruột, thậm chí là tăng nguy cơ mắc bệnh liên quan đến tim mạch.

Ảnh minh họa
Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều cơm cũng gây ra những tác động xấu cho sức khỏe. Đầu tiên là việc sản sinh ra nhiều đường glucose. Nếu không được ‘‘đào thải” bằng các hoạt động vận động, lượng đường này sẽ tích tụ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Thứ hai, béo phì cũng là một trong những vấn đề có thể xảy ra khi một người ăn quá nhiều cơm. Về cơ bản, cơm trắng là ngũ cốc tinh chế được hấp thu nhanh hơn khi đưa vào cơ thể. Điều này làm cho người cảm thấy đói nhanh hơn và thèm ăn hơn, từ đó dư thừa năng lượng khiến bạn có nguy cơ tăng cân.
Theo Toutiao, Sina